Thứ Hai, 27 tháng 5, 2013

Máy khoan cầm tay châu Âu

Máy khoan cầm tay châu Âu

Các loại máy khoan cầm tay bao gồm:
1. Máy khoan điện: Là máy khoan thông thường với động cơ điện, có hoặc không có chức năng đảo chiều (để bắt vít), không có chế độ khoan bê tông, thường dùng để khoan thép, gỗ, nhôm.

Máy khoan điện
Máy khoan điện EHB 16/ 1.4 S R/L

2. Máy khoan va đập hay còn gọi là máy khoan động lực: Là máy khoan có hoặc không có chức năng đảo chiều, có chế độ khoan va đập để khoan tường, khoan bê tông nhẹ, công suất đến khoảng 1200W 

Máy khoan va đập
Máy khoan va đập SBE 561
3. Máy khoan búa xoay: Chế độ khoan búa xoay thường được trang bị để khoan bê tông hay khoan vật liệu cứng
Máy khoan bê tông búa xoay
Máy khoan bê tông búa xoay BHE 20 

4. Máy khoan rút lõi bê tông: Công suất từ 700W đến 3000W, phù hợp cho các hạng mục khoét lỗ từ 30mm đến 300mm. Một số máy khoan rút lõi chạy bằng động cơ xăng, dầu hay thủy lực có thể khoan lỗ lênđến 1000-1200mm . 
Máy khoan rút lõi bê tông
 Máy khoan rút lõi bê tông DBE 352  

Máy khoan cầm tay công suất nhỏ dưới 600W đa số đều được sản xuất tại Trung Quốc để tối ưu chi phí. Thông thường đối tượng mua máy khoan cầm tay công suất nhỏ quan tâm đến máy khoan đa dụng với nhiều chức năng.
Các hãng Bosch, Makita, Metabo... đều có dòng máy khoan đa dụng với tỉ lệ chi phí/lợi ích tối ưu. Với các nhà thầu chuyên nghiệp thì việc cân nhắc mua một máy khoan cầm tay chuyên dụng có độ tin cậy, độ bền cao là điều cần thiết. Chi phí sử dụng một mũi khoan sẽ bao gồm chi phí mua máy khoan ban đầu và chi phí vận hành (thay thế phụ tùng phụ kiện, thời gian ngưng máy sửa chữa..) tính trên tuổi thọ của máy khoan. Xuất xứ của máy khoan là rất quan trọng với các ứng dụng này. Máy khoan cầm tay xuất xứ châu Âu thường là một lựa chọn khôn ngoan cho các ứng dụng "heavy duty" này.
Loại mũi khoan sử dụng cũng ảnh hưởng đến năng suất và tuổi thọ máy. Đối với ứng dụng khoan lỗ hiện nay có 2 loại mũi chính:
 1. Mũi khoan xoắn hay mũi khoan đặc: Tùy theo vật liệu cần khoan là gỗ, nhôm, sắt thép hay bê tông, mũi khoan đặc sẽ được chế tạo từ các loại vật liệu, hình dạng khác nhau. Đối với mũi khoan đặc thì đường kính khoan max trên vật liệu thép khoảng 12mm, vật liệu gỗ khoảng 14-16mm, khoan tường khoảng 20mm...Khi khoan các lỗ có đường kính lớn hơn thì thường dùng mũi khoét lỗ (trừ khi khoan không xuyên lỗ)
 2. Mũi khoét lỗ: Ưu điểm của mũi khoét lỗ là công suất của máy khoan không cần lớn do hoạt động khoan chỉ thực hiện ở đường chu vi lỗ. Khi khoan với mũi khoét lỗ, chỉ phần vật liệu ở chu vi của lỗ bị loại bỏ do đó khoan nhanh hơn rất nhiều so với khoan xoắn, giúp tiết kiệm chi phí năng lượng. Xuất xứ của mũi khoan, mũi khoét có ý nghĩa quan trọng về độ bền mũi khoan, máy khoan và năng suất khoan. Các nhà thầu chuyên nghiệp với tần suất sử dụng máy, mũi nhiều nên có sự cân nhắc sử dụng mũi khoan, mũi khoét loại tốt (hiện nay trên thị trường tốt nhất có cáv loại mũi khoan, mũi khoét từ châu Âu và Nhật) vì nó ảnh hưởng lớn đến việc phát huy năng suất khoan và độ bền máy.
Tham khảo thêm về máy khoan từ.          

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Facebook Chat